Làm lốp lưu động Lệ Thuỷ / Vá vỏ lưu động Lệ Thuỷ – Quang Hưng 0905.333.413 / 084.222.1357

TỔNG QUAN VỀ LỆ THỦY

Huyện Lệ Thủy nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự nhiên 1416,11 km2, dân số năm 2021 có 138.487 người.

Vị trí địa lý: Lệ Thủy nằm ở vị trí có tọa độ từ 16°55’ đến 17°22’ độ vĩ bắc; 106°25’ đến 106°59’ độ kinh đông; phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh, phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông – bờ biển bãi ngang dài hơn 30km- phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có đường biên giới Việt – Lào dài 42,8 km.

Địa hình Lệ Thủy bề mặt thấp dần từ Tây sang Đông, từ Nam ra Bắc, dạng bán bình nguyên lượn sóng và hình thành các vùng sinh thái là vùng núi cao – đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng dãi cát nội đồng ven biển.

Khí hậu: Lệ Thủy nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam của nước ta, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở miền Nam và có một mùa Đông tương đối lạnh ở miền Bắc. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa hàng năm cũng là mùa bão lũ và thường diễn ra trên diện rộng, từ tháng 9 đến tháng 12. Lượng mưa trung bình hàng năm đo được từ 2400-2500 mm/năm.

Mùa khô là thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 và trùng với mùa nắng gắt, có gió phơn Tây – Nam (gió Lào) thổi về mang theo hơi nóng núi đá của dãy Trường Sơn nên lượng nước bốc hơi lớn, có năm đạt 200 mm/tháng, do vậy thường gây ra hạn hán nghiêm trọng.

Dân cư: Lệ Thủy chủ yếu là người Việt, ngoài ra còn có dân tộc Bru Vân Kiều và một số lượng nhỏ dân tộc khác di cư đến.

Tài nguyên trong lòng đất:  Một số tài nguyên thuộc nhóm kim loại màu, kim loại đen và vật liệu xây dựng đã được khai thác phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương. Kim loại màu, có các điểm quặng vàng ở Xà Khía, và Khe Vàng ở địa bàn xã Kim Thuỷ, quặng, chì, kẽm ở Mỹ Đức, đồng, chì, kẽm ở An Mã. Kim loại đen có điểm quặng sắt ở Sen Thuỷ, Khe Trăm; ti tan ở Sen Thủy, Ngư Thủy. Các khoáng sản khác gồm có đá silic ở Khe Giữa, Vít Thù Lù, sét gạch ngói ở Phú Thủy, Đại Giang (Trường Thủy).

Văn hoá và tiềm năng du lịch:

Mảnh đất Lệ Thủy từ lâu đã có tiếng là một vùng đất văn vật. Trên địa bàn huyện có 20 di sản văn hóa vật thể được xếp hạng các cấp, 02 di sản văn hóa phi vật thể được xếp hạng cấp quốc gia là Hò khoan Lệ Thủy và Lễ hội đua, bơi thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang.

Lễ hội bơi, đua thuyền trên sông Kiến Giang là nét văn hóa đặc trưng và môn thể thao lâu đời của người dân vùng sông nước huyện Lệ Thủy. Mỗi năm, Lễ hội thu hút hàng chục nghìn người là người dân địa phương, khách du lịch, con em quê hương Lệ Thủy ở mọi miền đất nước về dự với tinh thần:

“Dù ai đi tây về đông

Mồng 2 tháng 9 cũng mong về nhà

Về nhà xem hội quê ta

Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

Hò khoan Lệ Thủy là điệu hò khoan mộc mạc, sâu lắng, lay động lòng người. Với lối hát dung dị và gần gũi, làn điệu dân ca này là món ăn tinh thần bao đời nay của người dân nơi đây.


Hò khoan Lệ Thủy được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Lệ Thủy nổi tiếng với nhiều phong cảnh đẹp và điểm du lịch hấp dẫn như: Suối khoáng nóng Bang với nhiệt độ sôi tự nhiên 105 0C, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Khe nước lạnh, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu – Khe nước Trong, phá Hạc Hải, Bàu Sen, Hệ thống hang Chà Lòi, Thung lũng tình yêu, biển Tân Hải, Chùa Hoằng Phúc, miếu Thần Hoàng, chùa An Xá, Khu lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh…

Đây là quê hương của nhiều danh nhân nổi tiếng như Dương Văn An, Võ Trọng Bình, Nguyễn Danh Cả, Vũ Xuân Cẩn, Nguyễn Đăng Hành, Võ Khắc Triển… và đặc biệt là Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay